Nước là một phần thiết yếu trong cuộc sống của chúng ta, nước chiếm tới 70 % trọng lượng cơ thể.Tuy nhiên môi trường nước hiện nay ngày càng ô nhiễm trầm trọng. Ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước sinh hoạt hàng ngày. Vậy làm sao để biết nguồn nước chỗ bạn có bị ô nhiễm hay không?. Nhiều người đã nghe nói tới chỉ số TDS. Vậy chỉ số TDS là gì? Cùng Coway4life tìm hiểu qua bài viết này nhé.

Chỉ số TDS là gì?
TDS là viết tắt của cụm từ Total Dissolved Solids. Là chỉ số thể hiện tổng chất rắn hòa tan có trong một thể tích nước nhất định.
Những chất rắn có trong nước chủ yếu là khoáng chất, muối, chất hữu cơ, chất vô cơ như: kim loại nặng – chất rắn không lắng đọng hoặc không hòa tan trong nước ví dụ Ca, Mg, Na, Ka và các anion cacbonat, bicarbonate, clorua, sunfat.
Chất rắn hòa tan trong nước có nguồn gốc từ nước tự nhiên, nước thải đô thị, công nghiệp, hóa chất sử dụng trong xử lý nước hoặc rỉ sét từ đường ống dẫn nước.
Tổng chất rắn hòa tan có thể là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh lý khác nhau.
Đơn vị đo của TDS là mg/L hoặc ppm (phần triệu). 1 mg/l = 1 ppm.
Ngưỡng TDS an toàn
Theo các quy định của WHO, US EPA (Cơ quan bảo vệ môi trường Hoa Kỳ) và tại Việt Nam:
Chỉ số TDS cho nước có thể sử dụng phải dưới 200mg/lít và giới hạn tối đa không vượt quá 500mg/lít – đây là mức lý tưởng cho nguồn nước giàu khoáng chất có lợi cho sức khỏe.
Chỉ số TDS càng nhỏ thì càng có ít chất rắn hoà tan trong nước,
Với các nguồn nước có TDS dưới 50ppm là nước ở mức tinh khiết hoặc nước sau khi lọc qua hệ thống RO – nước có chứa lượng khoáng nhỏ, hoàn toàn yên tâm để sử dụng uống trực tiếp.
Chỉ số TDS càng lớn thì nồng độ chất rắn hoà tan trong nước càng nhiều.
Lứu ý: trong số các chất rắn đó sẽ có chất rắn có lợi và chất rắn có hại. Nên không phải lúc nào chỉ số TDS càng cao thì sẽ có hại. Điều này sẽ đúng với nước lọc qua máy lọc RO có lõi bổ sung khoáng chất.

Như thế nào là nước sạch an toàn khi sử dụng
Để đánh giá nước có sạch hay không, Bộ y tế đã ban hành văn bản Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống QCVN 01:2009/BYT.
Trong đó có đến 109 tiêu chí về nồng độ cho phép của các chất có trong nước như: Màu sắc, mùi vị, độ pH, độ kiềm – độ cứng, tổng chất rắn hòa tan, v.v…
Bạn có thể xem bảng dưới đây
Ngoài ra, Bộ Y tế còn đưa ra thêm 21 chỉ tiêu hóa học và 5 chỉ tiêu vi sinh theo văn bản QCVN 06-1:2010/BYT . Đắp úng tất cả các tiêu chuẩn này nước sạch có thể uống trực tiếp ngay được mà không cần phải đun sôi.
Cách kiểm tra chất lượng TDS nguồn nước
Bút điện phân hoạt động với hai điện cực bằng nhôm, hai điện cực bằng sắt, mỗi cặp điện cực nhúng vào một ly.
Khi dòng điện di chuyển giữa các điện cực, nó mang theo các ion kim loại ở trong nước và tạo ra các phản ứng hóa học tạo ra các màu khác nhau trong nước.
Dựa vào màu sắc này có thể phát hiện một số ion kim loại và tạp chất có trong nước.
Màu sắc | Chất lượng nước |
Chỉ sủi bọt, không có kết tủa, không tạo vẩn | Nước tinh khiết |
Chỉ sủi bọt, tạo kết tủa trắng | Nước chứa Ca 2+, Ag+ |
Màu nâu đỏ, có váng | Chứa nhiều ion Fe 2+, Fe 3+ |
Kết tủa màu xanh lơ | Nước chứa nhiều Cu 2+ |
Màu xám nhạt | Chứa Pb 2+, Hg |
Màu nâu đen | Chứa Mn 2+ |

Bút thử chỉ số TDS với nguyên lý hoạt động dựa trên độ dẫn điện của nguồn nước. Từ đó xác định hàm lượng ion chất rắn có ở trong nước.
Chỉ số | Chất lượng nước |
0-50(ppm) | Nước có độ tinh khiết cao |
50-100(ppm) | Độ tinh khiết tương đối cao |
100-300(ppm) | Nước có chỉ số TDS nhẹ, có thể dùng để giải khát hàng ngày |
300-400(ppm) | Nước có TDS cao từ |
500-1000(ppm) | Nước không tốt, dễ đóng cặn, có nguy cơ ô nhiễm cao |
Trên 1000(ppm): | Không thích hợp cho con người. |

Chỉ số TDS trong nước sau khi lọc qua máy RO
Máy lọc nước RO thường bao gồm 1 hệ thống từ 5 – 10 lõi lọc, nước sẽ qua các cấp lọc cơ theo cơ chế thẩm thấu ngược, loại bỏ các tạp chất,. Trong đó có màng lọc RO, là màng lọc với các mắt lọc kích cỡ 0,0001 micromet
Với kích cỡ lưới lọc này hầu hết các thành phần hóa chất trong nước nhứ kim loại nặng cùng các vi sinh vật đều bị loại bỏ, nhờ đó nước sau lọc được xem là nước tinh khiết. Có thể uống trực tiếp.
Các chuyên gia nghiên cứu đã tiến hành đo TDS của nước sau khi qua máy lọc RO bằng bút thử TDS tại 2 vị trí:
Tại vị trí bình áp, là nguồn nước sau khi đi qua màng lọc RO. TDS tại vị trí này là vào khoảng 20 ppm an toàn với cơ thể.
Tại vị trí nước đầu ra. Chỉ số TDS ở vị trí này cao hơn lần đo trước, với các máy lọc RO có lõi bổ sung khoáng chất. Nếu không có lõi này thì TDS xẽ xuống thấp hơn lần đo trước. Nên bạn vẫn có thể an tâm sử dụng nước để uống
Trên đây là một số thông tin về chỉ số TDS, chỉ số TDS là gì, cách đo và TDS sau khi lọc qua máy lọc RO. Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu hơn về các chỉ số nước sạch.
>> Xem thêm Sử dụng máy lọc nước đúng cách